Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh bạn cần biết

Khái niệm về đàm phán là gì?

Có thể nói nguyên nhân khởi phát hình thành nên đàm phán chính là sự giải quyết những nhu cầu liên quan tới lợi ích giữa hai bên. Đàm phán giúp thoả mãn các mục đích thông qua hình thức thoả thuận đến thống nhất vấn đề.

Đàm phán trong kinh doanh luôn dựa trên lợi ích từ các bên

Bạn có thể bắt gặp việc đàm phán ở mọi nơi với nhiều mức độ và quy mô khác nhau, đặc biệt là trong việc làm nhân viên kinh doanh. Riêng đàm phán trong kinh doanh, với những người có kỹ năng tốt sẽ làm cho mối quan hệ giữa các đối tác trở nên bền vững và sinh lời đáng kể.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng đàm phán trong kinh doanh?

Trong kinh doanh, một cuộc đàm phán thành công luôn đem đến những lợi ích đáng kể về quyền lợi và kinh tế thiết thực cho cả đôi bên. Chính vì vậy việc nắm chắc các kỹ năng quan trọng trong đàm phán mang đến cho bạn sự tự tin trước các đối tác. Vậy để có kỹ năng đàm phán bạn cần những gì?

1. Kỹ năng lắng nghe đối tác

Đối với mọi đối tác việc đưa các tiêu chí lợi ích của doanh nghiệp mình luôn được đưa lên đầu. Vì vậy, hãy luôn tập trung lắng nghe những mong cầu từ họ, ghi chép cẩn thận vấn đề này để tìm cách thoả thuận cùng họ.

Nắm chắc các kỹ năng đàm phán giúp bạn tự tin trước mọi đối tác

Ngược lại xét về bên đối tác nếu những lợi ích họ đưa ra luôn được bạn chú trọng cân nhắc thì điều chắc chắn rằng họ sẽ đánh giá bạn rất cao vì phong cách làm việc chuyên nghiệp, cuộc đàm phán dễ dàng kết thúc thành công tốt đẹp.

2. Giữ vũng thái độ tích cực trong suốt buổi đàm phán

Việc tạo thái độ tôn trọng và vui vẻ luôn tạo thiện cảm với mọi đối tác. Trong những tình huống kích động về phía đối tác bạn cần giữ thái độ bình tĩnh đúng mực, diễn giải nhẹ nhàng một cách thiện chí nhất để đối tác có thể quay lại tâm lý thoải mái, tiếp tục cho buổi đàm phán.

3. Xác định rõ ràng mục tiêu đàm phán

Việc tạo lập mục tiêu cụ thể giúp bạn bám sát theo chủ đề đàm phán mà không bị lan man theo các chủ đề ngoài lề. Nên note lại trước đó những điểm hoặc điều khoản bạn có thể nhượng bộ hoặc không nhượng bộ được đối tác để đi đến thoả thuận cuối cùng. Những cuộc đàm phán thành công luôn dựa trên sự thoả hiệp lợi ích cân đối giữa hai bên.

4. Giữ thái độ đúng mực khi cuộc đàm phán không như mong đợi

Thái độ tiêu cực luôn khiến các cuộc đàm phán trở nên thất bại

Mong rằng với những thông tin cung cấp từ bài viết về đàm phán trong kinh doanh bạn đã có cho mình những kỹ năng linh hoạt trong công việc sắp tới. Trong cuộc sống và công việc đàm phán diễn ra rất nhiều vì vậy hãy luôn tự tin là người có kỹ năng đàm phán tốt bạn nhé!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan