3 vấn đề bạn cần hỏi nhà tuyển dụng ngay sau buổi phỏng vấn

Hỏi về những quyền lợi của nhân viên

Trong suốt buổi phỏng vấn có thể do quá hồi hộp và căng thẳng mà bạn quên không đề cập đến những quyền lợi của mình. Nếu có những vấn đề bạn muốn làm rõ hơn thì ngay sau buổi phỏng vấn bạn có thể gửi mail yêu cầu phản hồi điều đó cho nhà tuyển dụng.

Ví dụ: Nếu nhà tuyển dụng có đề cập đến việc cho nhân viên đi du lịch nhưng không nói cụ thể về vấn đề này như tần suất đi như thế nào? Thường đi ở đâu? Có yêu cầu gì đặc biệt không? Hay có được hỗ trợ phí hay không? Bạn có thể gửi mail như sau:

“Xin chào, trong suốt buổi phỏng vấn anh/chị có đề cập đến việc mỗi tháng nhân viên sẽ đi du lịch một lần. Anh/chị vui lòng cung cấp thêm thông tin về những chuyến đi này giúp em nhé”.

3-van-de-ban-can-hoi-nha-tuyen-dung-ngay-sau-buoi-phong-van-hinh-anh-1.jpg

 

Gửi email yêu cầu làm rõ những thông tin bạn thắc mắc

 

Hỏi về các hoạt động của công ty

Nếu bạn đang tìm một cách độc đáo để gây ấn tượng với những người quản lý tuyển dụng hãy nhắc lại một chủ đề bạn quan tâm mà trong buổi phỏng vấn đã đề cập đến nó.

Ví dụ: Nếu nhà tuyển dụng đề cập đến một dự án mới mà công ty đang thực hiện, hãy theo dõi những bài báo và các thông tin được cập nhật trên fanpage và website công ty và hỏi những câu hỏi liên quan đến dự án đó. Cụ thể như sau: Công ty mà bạn ứng tuyển vừa cho ra mắt một bộ sưu tập thời trang mới, hãy hỏi họ về chủ đề của bộ sưu tập cũng như tác giả của các mẫu sản phẩm lần này. Bằng cách hỏi như vậy, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn và cho rằng bạn là một ứng viên có theo dõi công ty và rất quan tâm đến vị trí đang tuyển dụng.

Hỏi về thời gian đưa ra kết quả tuyển dụng

Trong một số buổi phỏng vấn, đôi khi nhà tuyển dụng quên đề cập đến vấn đề khi nào sẽ phản hồi kết quả cho bạn. Nếu sau 7-10 ngày kể từ khi buổi phỏng vấn diễn ra mà bạn vẫn chưa nhận được sự hồi âm hãy gửi câu hỏi thông qua email cho nhà tuyển dụng. Nhưng bạn cần chú ý là cho dù có đang lo lắng như thế nào đi nữa, bạn phải thật vui vẻ và đừng khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy như họ đang bị đòi nợ nhé. Nếu bạn muốn gọi điện trực tiếp, hãy ngắn gọn và lịch sự vì biết đâu người nhận cuộc gọi của bạn đang bận trăm công nghìn việc với hàng trăm ứng viên khác. Chẳng hạn bạn có thể hỏi như sau:

“Xin chào, em đã tham gia phỏng vấn cho vị trí nhân viên Marketing bên mình vào tuần trước. Anh/chị có thể cho em biết thời gian có kết quả tuyển dụng được không ạ?”

Và một điều bạn cần lưu ý rằng đừng gọi lại lần 2 nếu như bạn không được yêu cầu nhé.

3-van-de-ban-can-hoi-nha-tuyen-dung-ngay-sau-buoi-phong-van-hinh-anh-2.jpg

 

Khi gọi điện thoại cho nhà tuyển dụng cần ngắn gọn và lịch sự

 

Theo dõi kết quả sau buổi phỏng vấn là một điều vô cùng cần thiết. Nhiều người khá sai lầm khi chỉ âm thầm chờ đợi mà không chủ động hỏi thăm. Có nhiều nhà tuyển dụng kéo dài thời gian chờ đợi để xem phản ứng của ứng viên như thế nào. Để trở thành một ứng viên chuyên nghiệp và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, bạn hãy chủ động theo dõi quá trình sau phỏng vấn, đề cập đến những vấn đề có liên quan và cho thấy được quan tâm của bạn đối với vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan