Bạn đã biết quy trình tìm kiếm việc làm chuẩn nhất chưa?

Bước 1: Bắt đầu với các mục tiêu nghề nghiệp của bạn

Thông thường, việc đầu tiên bạn làm sẽ là viết đơn xin việc nhưng trước khi bắt đầu hãy nhìn nhận một vấn đề khác lớn hơn chính là hành trình sự nghiệp của bạn. Dành thời gian để sắp xếp suy nghĩ về con đường sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi  là một trong những bước quan trọng nhất bạn cần thực hiện. Hãy nhớ rằng bạn không thể hoàn thành mục tiêu của mình khi mà bạn chưa hề thiết lập ra chúng.

Hãy suy ngẫm về những gì bạn thích làm và lý do khiến bạn cảm thấy đó là con đường phù hợp với bạn. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi lạc lõng và không chắc chắn về việc mình đang làm nhưng bất cứ ai cũng phải trải qua giai đoạn này trong đời vì thế đừng quá lo lắng. Hãy bắt đầu nghĩ về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và tự tìm đáp án cho câu hỏi “Bạn sẽ là ai trong 5 năm, 10 năm tới?”

/Bạn-đã-biết-quy-trình-tìm-kiếm-việc-làm-chuẩn-nhất-chưa-hình-ảnh-1.png

 

Bước đầu tiên cần làm là phải xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn

 

Bước 2: Tạo lịch biểu

Sau khi bạn đã dành một chút thời gian để tìm ra hướng đi và suy nghĩ rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp hãy bắt đầu xây dựng lịch trình cho mình. Bước đầu tiên trong giai đoạn này là xác định thời gian dành riêng cho việc tìm kiếm công việc. Đây là một quá trình tốn thời gian và đòi hỏi sự chú ý thường xuyên của ứng viên. Vì vậy, hãy đặt mục tiêu dành ra ít nhất hai giờ mỗi ngày để tập trung hoàn toàn vào nó.

Tiếp theo, bắt đầu xây dựng một lịch trình để hoàn thành một số nhiệm vụ khác. Ví dụ, dành 1 giờ để làm mới lại CV trực tuyến, 1-2 giờ để chuẩn bị hồ sơ mới nhất cho bạn. Trong quá trình này sẽ có nhiều yếu tố tác động khiến bạn bị mất tập trung như tiếng chuông điện thoại, sự rủ rê của bạn bè, những chương trình giải trí thú vị,… Việc bạn cần làm là tránh xa những cám dỗ và cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian đã quy định.

Bước 3: Chỉ nộp CV vào những vị trí phù hợp với mục tiêu ban đầu

Nhiều ứng viên nộp rất nhiều CV vào các vị trí bất kỳ mà họ tìm được với hy vọng làm tăng cơ hội tìm việc cho mình. Thực tế, đây là một hành động lãng phí thời gian và đôi khi chúng gây nên những rắc rối cho bạn về sau. Bạn nên thu hẹp phạm vi tìm kiếm và chỉ nộp đơn vào những công việc phù hợp với mục tiêu đã đặt ra ban đầu của mình. Càng chặt chẽ trong bước này khả năng đi đúng định hướng nghề nghiệp của bạn sẽ càng cao.

Tiếp theo, thu hẹp tìm kiếm của bạn xuống những vị trí phù hợp với trình độ và kỹ năng hiện tại mà bạn có. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý là không nhất thiết bạn phải đáp ứng đủ 100% yêu cầu trong mô tả công việc thì mới nộp CV, trong thực tếđiều này là rất khó. Mô tả công việc chỉ là một định hướng cho việc bạn có phù hợp với vai trò tiềm năng hay không, vì vậy hãy tìm và nộp đơn vào những vị trí mà bạn đáp ứng đủ 80% yêu cầu trong mô tả công việc.

Bạn-đã-biết-quy-trình-tìm-kiếm-việc-làm-chuẩn-nhất-chưa-hình-ảnh-2.png

 

Chỉ nộp đơn vào những vị trí phù hợp với mục tiêu của bạn

 

Bước 4: Theo dõi từng vị trí bạn ứng tuyển

Đây là công đoạn cuối cùng và nhiều người thường có xu hướng bỏ qua. Việc theo dõi từng vị trí đã ứng tuyển sẽ giúp bạn kiểm soát mọi việc và đánh giá được cơ hội cho bản thân. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là tạo một bảng tính với đầy đủ các thông tin như sau:

+ Tên công ty
+ Chi tiết liên lạc: bao gồm tên, email và số điện thoại liên hệ của bạn tại công ty. Trong hầu hết các trường hợp, đây sẽ là một người quản lý tuyển dụng.
+ Vị trí ứng tuyển
+ Thời hạn và phỏng vấn: thời hạn cho thông tin sắp tới mà công ty yêu cầu và các cuộc phỏng vấn theo lịch trình
+ Ngày theo dõi: ngày bạn theo dõi sau khi nộp đơn hoặc phỏng vấn
+ Trạng thái : đã trúng tuyển, bị từ chối hay đang chờ phản hồi.

Trên đây là những bước cơ bản giúp bạn có thể quản lý được quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Áp dụng ngay những chia sẻ ở trên để nhanh chóng tìm được một công việc phù hợp cho mình bạn nhé!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan