Đàm phán về mức lương trước khi nhận việc, tại sao không?

1. Nghiên cứu thị trường tìm việc

Với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục 3,7%, các ứng viên hoàn toàn có thể thoải mái lựa chọn môi trường phù hợp với các yêu cầu của mình, kể cả về mức lương. Bạn nên đàm phán để có được mức lương khởi điểm xứng đáng với những gì mình đáng được nhận ngay từ đầu và giúp bạn có được việc làm lương cao.

dam-phan-ve-muc-luong-truoc-khi-nhan-viec-tai-sao-khong-hinh-anh-1

 

Tỷ lệ thất nghiệp thất là cơ hội để người tìm việc lựa chọn việc làm phù hợp với mình

 

Theo kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người lao động là nữ ít có khả năng đàm phán lương cao hơn. Chỉ có 31% phụ nữ đã đàm phán lương với nhà tuyển dụng, còn nam giới chiếm 40%.

2. Bí quyết đàm phán lương

Nhiều người không thoải mái khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng vì họ không có nhiều kinh nghiệm và lo sợ hành động này có thể khiến họ không có được công việc đó. Vậy, bí quyết nào sẽ giúp bạn có thể thương lượng mức lương phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng của mình?

  • Tìm hiểu thông tin

Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ thị trường lao động, những người làm công việc giống bạn hoặc từ người quen đang làm trong công ty bạn ứng tuyển.

  • Chọn thời điểm thích hợp để nói về lương

Bạn chỉ có thể đưa ra đánh giá về mức lương mình xứng đáng được nhận sau khi hiểu về khối lượng công việc trong một ngày của mình và chính sách lương của công ty để đưa ra mức đề xuất phù hợp nhất.

dam-phan-ve-muc-luong-truoc-khi-nhan-viec-tai-sao-khong-hinh-anh-2

 

Đàm phán lương – điều mà người tìm việc nên làm

 

  • Khéo léo đưa ra mức dao động lương

Nhà tuyển dụng thường hỏi bạn về mức lương mong muốn được nhận. Hầu hết người tìm việc đều đưa ra một khoảng dao động. Với những ứng viên không có kinh nghiệm đàm phán lương sẽ đưa mức dao động 10 – 15 triệu đồng và họ sẽ nhận được mức lương 10 triệu. Nhưng nếu mức lương mong muốn là 15 triệu thì bạn nên nói với nhà tuyển dụng mức dao động bắt đầu là 15 triệu đồng.

  • Năng lực quyết định mức lương

Để có thể đàm phán thành công mức lương mình mong muốn, dĩ nhiên bạn phải chứng minh được cho người phỏng vấn thấy được bạn có giá trị và khả năng làm việc của bạn như thế nào. Nếu nhà tuyển dụng hỏi về mức lương ở công ty cũ, bạn phải chú ý nhấn mạnh đến sự khác nhau của khối công việc tại hai công ty.

  • Chú ý chế độ phúc lợi

Nếu bạn được đề nghị một mức lương thấp, đừng vội chán nản. Lúc này, bạn cần nghiêm túc đánh giá về các chế độ của công ty như: tiền thưởng, phụ cấp, xét duyệt tăng lương, bảo hiểm,… Khi đã có cái nhìn toàn diện về những gì sẽ được nhận tại công ty ứng tuyển, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định cho mình.

Đàm phán về mức lương trong buổi phỏng vấn là điều rất quan trọng giúp bạn có được công việc phù hợp với mức lương như mong muốn. Hãy chủ động để đảm bảo các quyền lợi của mình nhé.

BigWorks Tổng hợp.

.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan