Làm thế nào để yêu cầu cấp trên tăng lương cho bạn?

1. So sánh trách nhiệm công việc với đồng nghiệp

So sánh mức lương giữa bạn và đồng nghiệp sẽ là cơ sở để bạn có thể đưa ra đề nghị tăng lương. Nếu người đồng nghiệp của bạn nhận nhiều khối lượng công việc và lợi ích họ mang về cho công ty cao hơn thì không có gì ngạc nhiên khi họ sở hữu mức lương cao hơn của bạn cả. Thế nhưng, nếu cả 2 bạn đều cùng đảm nhiệm một vị trí, mức độ trách nhiệm công việc và năng suất làm việc giống nhau thì thật không công bằng nếu có sự chênh lệch khá lớn giữa thu nhập của hai người.

2. Giữ bình tĩnh và thu thập dữ liệu

Sau khi đã nhận thấy mình chịu thiệt thòi hơn đồng nghiệp có thể bạn cảm thấy rất buồn và không cam tâm nhưng cũng đừng vì thế mà xông vào phòng cấp trên và trực tiếp yêu cầu tăng lương. Bạn không thể đưa ra yêu cầu trực tiếp như thế đơn giản chỉ vì đồng nghiệp cao lương hơn mình. Hành động này rất khó để thuyết phục người quản lý rằng bạn cung cấp giá trị tương đương hoặc nhiều hơn cho công ty. Thay vào đó hãy giữ bình tĩnh và thu thập các dữ liệu minh chứng cho những điều bạn nghĩ trước khi mở lời với sếp.Làm-thế-nào-để-yêu-cầu-cấp-trên-đồng-ý-tăng-lương-hình-ảnh-1.jpg (600×350)

Hãy giữ bình tĩnh và thu thập các dữ liệu phù hợp cho yêu cầu của bạn

 

Bạn hãy vào các trang web để kiểm tra mức lương sàn trong ngành mình đang làm việc hiện tại là bao nhiều, từ đó đối chiếu với mức lương thực của mình để đánh giá. Ngoài ra, bạn có thể nói chuyện với những người khác trong ngành nhưng không làm chung công ty. Những việc này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề của mình và là cơ sở đáng tin cậy để bạn trao đổi với sếp.

3. Chờ đợi thời điểm thích hợp

Sau khi đã có đầy đủ cơ sở để cho thấy rằng bạn đang nhận được mức lương thấp hơn với trách nhiệm công việc của mình, hãy chờ đợi thời điểm thích hợp để trình bày với sếp. Nếu công ty chuẩn bị có đợt đánh giá hàng năm, bạn có thể được tăng lương trong dịp này. Bạn đã vượt qua hiệu suất công việc một cách xuất sắc thì việc tăng lương có thể đến mà bạn không cần phải yêu cầu.

Tuy nhiên, nếu bạn không có buổi đánh giá nào hoặc bạn cũng không được sếp tăng lương theo hiệu quả công việc thì một cuộc họp với cấp trên là cần thiết. Nhưng bạn vẫn nên xem xét kế hoạch để có cuộc nói chuyện về lương vào đúng thời điểm khi mà công ty đang hoạt động tốt và sếp của bạn không quá bận rộn với công việc.

4. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu 

Trước cuộc họp với cấp trên, sử dụng thành tích, kết quả làm việc để minh họa cho quan điểm của bạn. Giới thiệu công việc bạn đã thực hiện, các trách nhiệm bổ sung mà bạn đã đảm nhận và cách công ty được hưởng lợi từ việc làm của bạn. Nếu bạn chưa làm rõ ràng ở bước này thì hãy chờ thêm thời gian để yêu cầu tăng lương.

5. Sẵn sàng đàm phán

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dữ liệu thuận lợi cho bản thân và lựa chọn thời điểm thích hợp, đã đến lúc bạn sẵn sàng đàm phán với cấp trên của mình. Bạn nên nhớ hãy tập trung vào những lý do cho thấy bạn xứng đáng được nhận mức lương cao hơn chứ không phải bạn cần được tăng lương. Một lưu ý nữa dành cho bạn là hãy luyện tập cách thuyết phục người khác trước khi buổi họp xảy ra. Việc nói sao để thuyết phục, đưa dẫn chứng hợp lý và ứng biến nhanh nhẹn với những câu hỏi ngược lại của sếp sẽ giúp bạn làm tăng khả năng sếp đồng ý với yêu cầu của mình.Làm-thế-nào-để-yêu-cầu-cấp-trên-đồng-ý-tăng-lương-hình-ảnh-2.jpg (600×350)

Lựa chọn thời điểm thích hợp để đàm phán với sếp

 

Phải làm gì nếu bạn không được tăng lương?

Ngay cả khi bạn đã chuẩn bị thật kỹ cho cuộc họp yêu cầu tăng lương của mình, bạn vẫn nên chuẩn bị tâm lý để nghe từ chối từ cấp trên. Nếu sếp không đồng ý tăng lương cho bạn, hãy tìm hiểu lý do tại sao. Nếu đó là hiệu suất và khối lượng công việc của bạn, bạn có thể đảm bảo với người quản lý của mình rằng bạn đã sẵn sàng cho thử thách đáp ứng các mục tiêu mới. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bạn để được tăng lương vào một thời điểm khác.

Nếu sếp của bạn nói rằng bạn không thể được tăng lương ngay bây giờ vì không đủ ngân sách hoặc vị trí của bạn đang hưởng mức lương tối đa, bạn có thể xem xét tìm kiếm công việc mới mang lại thu nhập cao hơn.

Nếu không may cuộc đàm phán lương cuả bạn không được thuận lợi, đừng vội vàng từ bỏ công việc hiện tại của mình. Nếu bạn thích công ty và đồng nghiệp của bạn, hãy tiếp tục cố gắng để có được mức lương bạn xứng đáng. Rất có thể công ty sẽ tìm cách bù đắp cho bạn một cách công bằng mà vẫn phù hợp với ngân sách của công ty.

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan