Đàm phán trên bàn nhậu – Nên hay không nên

Trong giới kinh doanh, bia rượu trong các bữa nhậu là một phần không thể thiếu khi ký kết các hợp đồng. Đây nhiều khi là một quy tắc bất thành văn khi làm ăn kinh tế. Không biết từ bao giờ, văn hóa trên bàn nhậu lại trở nên quen thuộc đến thành “luật” như thế.

dam-phan-tren-ban-nhau-nen-hay-khong-nen-hinh-anh-1

 

Trong giới kinh doanh, bia rượu trong các bữa nhậu là một phần không thể thiếu khi ký kết các hợp đồng

 

Thực tế theo xu hướng chung của giới kinh doanh hiện nay, từ việc tìm đối tác đầu tư cho đến đàm phán ký kết hợp đồng thì nhậu là một phần không thể thiếu trong việc có các mối quan hệ lâu dài. Cũng chính vì vậy, việc bạn có nên tiếp tục thực hiện việc này không thì câu trả lời là Có.

Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng hình thức này một cách thông minh, chỉ nên dừng lại ở “mở rộng mối quan hệ” chứ không để đến “say bí tỉ” để rồi để lại những hậu quả khôn lường.

Vậy làm sao để “nhậu” một cách thông minh? BigWorks xin mách những mẹo sau:

1. Bạn không nên “nhậu” thường xuyên, chỉ nên “nhậu” hai lần một tháng. Nếu vì công việc bắt buộc bạn phải “nhậu” thì cố gắng duy trì hai lần một tuần vậy. Nói từ chối nhiều nhất có thể và phải biết mình biết ta, đừng vì bị ép mà say đến quên đường về.

dam-phan-tren-ban-nhau-nen-hay-khong-nen-hinh-anh-2

 

Nói từ chối nhiều nhất có thể và phải biết mình biết ta, đừng vì bị ép mà say đến quên đường về

 

2. Mỗi lần uống bạn nên uống vừa phải. Nếu ăn gian được thì cứ ăn gian. Trọng tâm của bạn là kí được hợp đồng chứ không phải là cùng khách “vui tới bến”. Chuẩn bị trước những điều cần nói trước mỗi lần nhập tiệc vì nếu bạn không chuẩn bị, bạn rất có thể bị say trước cả khi bàn tới hợp đồng.

3. Điều này quan trọng nè! Đừng bao giờ để bất kì lời lẽ hoặc cách thức khiêu khích, dụ dỗ nào của người khác mà phải uống bia rượu vào người. Đừng bao giờ để cho bản thân mình phải uống bia, rượu vì người khác. Nếu bạn không muốn uống, hãy giữ chính kiến của mình. Ăn trước cái gì đó trước khi nhập tiệc và luôn chắc rằng bạn hiểu được “đô” của chính mình để còn canh giờ về.

4. Luôn cố gắng kiểm soát bản thân: hành động, lời nói, cử chỉ, suy nghĩ… trong khi “nhậu” và sau khi “nhậu”. Đừng để mình trở thành một người nào đó khác khi men vào người, “trước sau như một” là tốt nhất. Những lần đầu có thể khó khăn, nhưng khi bạn quen dần, thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được mình thôi.

5. Chuẩn bị sẵn một lý do hợp lý để ra về. Có những lúc, bạn biết rằng không thể tiếp tục được nữa, hãy chuẩn bị cho mình một lý do để có thể ra về. Lấy điện thoại phụ gọi cho điện thoại chính vờ như vợ gọi. Hay dùng bất kì lý do bất khả kháng nào để kết thúc càng nhanh càng tốt. Đừng vì người khác mà ở lại, bạn có thể gặp phải những tai nạn không ngờ chỉ vì ráng uống thêm “một vòng”.

Hầu hết, những người đã từng sử dụng bia rượu đều có những nhận thức rõ ràng về tác hại mà loại thức uống này mang lại. Tuy nhiên, hầu hết họ đều tiếp tục sử dụng bia rượu vì những lý do khác nhau, mà chủ yếu là do công việc. Rượu vào lời ra, do đó chữ kí cũng dễ dàng được kí hơn.

Ban đầu,bạn có lẽ sẽ không quen với cách đàm phán này, nhưng bạn sẽ sớm thích nghi được thôi. Điều quan trọng là bạn phải luôn làm chủ được mình và không để con sâu rượu khiến bạn bi nghiện. Hãy luôn giữ lại lý trí và làm chủ bản thân. Chúc bạn thành công!

BigWorks Tổng hợp.

 Khóa học Dành cho cá nhân liên quan